Sổ tiết kiệm là gì? Nên làm sổ tiết kiệm ngân hàng nào?

162
Sổ tiết kiệm là sổ chứng minh bạn đã gửi tiền ở ngân hàng. Nói một cách đơn giản giống như là bạn cho ngân hàng vay tiền vậy, nhưng bạn sẽ có lãi suất và hợp đồng đầy đủ.

Hiện nay với sự phát triển về ngành ngân hàng thì có lẽ mọi người đã không còn lạ lùng với thẻ trả trước, thẻ tín dụng,..nhưng không phải ai cũng hiểu hết về sổ tiết kiệm. Vậy sổ tiết kiệm là gì? Nên làm sổ tiết kiệm ngân hàng nào?

1. Sổ tiết kiệm là gì?

Sổ tiết kiệm là sổ chứng minh bạn đã gửi tiền ở ngân hàng. Nói một cách đơn giản giống như là bạn cho ngân hàng vay tiền vậy, nhưng bạn sẽ có lãi suất và hợp đồng đầy đủ.

2. Lợi ích khi làm sổ tiết kiệm tại ngân hàng

Làm sổ tiết kiệm có rất nhiều lợi ích như:

Tiền đẻ ra tiền: Hiện nay mức lãi suất của các ngân hàng đang được đẩy dần lên cao.Lãi suất thường là  5,5-6,8%/năm ( dành cho người gửi kỳ hạn 1 - 6 tháng), 5,5-6,8%/năm ( dành cho người gửi kỳ hạn 6-12 tháng), 6,6-7,5%/năm ( đối với khách hàng gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên).

An toàn và uy tín: Do có sự can thiệp của luật pháp và giấy tờ đầy đủ nên việc gửi tiền ở ngân hàng rất an toàn và uy tín 

Nhiều lựa chọn: Ngân hàng cung cấp nhiều lựa chọn để bạn có thể lựa chọn gửi kỳ hạn một cách phù hợp nhất. Và do mức lãi suất được tính theo từng kỳ hạn nên bạn có thể lựa chọn số tiền gửi và kỳ hạn một cách linh hoạt.

3. Các loại sổ tiết kiệm ngân hàng

Có 2 loại sổ tiết kiệm ngân hàng là sổ tiết kiệm truyền thống và sổ tiết kiệm online. Được chia rõ cụ thể như sau:

Đặc điểm

Sổ tiết kiệm truyền thống

Sổ tiết kiệm online

Phương thức

Mở trực tiếp tại quầy

giao dịch/ phòng hành chính của ngân hàng

Mở online thông qua

 internet banking hoặc

 mobile banking

Điều kiện

Khách hàng chỉ cần mang

 CMND ra ngân 

hàng để mở

K  Khách hàng phải đăng ký

 dịch vụ ngân hàng trực

 tuyến để sử dụng

Thời gian làm sổ tiết kiệm

Chỉ làm sổ tiết kiệm trong

 giờ làm việc của ngân

hàng

Có thể mở online

 bất kể thời gian nào

Tất toán sổ

Phải mang 

sổ tiết kiệm ra ngân 

hàng để tất toán

Tất toán online ngay tại

 nhà bất cứ khi

 nào cần

Lãi suất

Theo biểu lãi suất

 tiết kiệm của ngân

 hàng công bố

Thường được

      cộng thêm lãi suất so với

 mức lãi suất tại quầy.

Độ bảo mật

Tính bảo

 mật cao, an toàn

Bảo mật 2 lớp,

 áp dụng nhiều công nghệ số

Phân loại sổ tiết kiệm theo kỳ hạn

Sổ tiết kiệm còn được chia thành hai loại chính là tiết kiệm có thời hạn và tiết kiệm không thời hạn.

Đặc điểm

Tiết kiệm có kỳ hạn

Tiết kiệm không

 kỳ hạn

Thời gian của sổ tiết kiệm

Khách hàng có thể tùy chọn trong những mục kỳ hạn của ngân hàng 

Không cần chọn thời gian

Mức lãi suất

Kỳ hạn càng lâu thì mức lãi suất càng cao.

Hưởng lãi suất không kỳ hạn rất thấp, thường dưới 1%/năm

Rút tiền

Có thể rút trước kỳ hạn nhưng có khả năng bị phạt tiền và mức lãi suất tương ứng với không kỳ hạn

Rút tiền bất kể lúc nào 

 Đối tượng người gửi 

Người có điều kiện tài chính ổn định, không có kế hoạch chi tiêu số tiền xác nhận gửi trong 1 khoảng thời gian

Người chưa ổn định về tài chính, có nhu cầu sử dụng tiền 

thường xuyên

 

Điều kiện làm sổ tiết kiệm

  •   Có CMND vẫn còn hiệu lực
  •   Trường hợp người gửi tiền chưa đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi muốn làm sổ tiết kiệm cần có CMND hoặc hộ chiếu vẫn còn hiệu lực và các giấy tờ có khả năng chứng minh số tiền gửi được là tài sản của riêng mình: Giấy tờ về thừa kế, giấy tờ về việc tặng,...
  •   Phải có số tiền tối thiểu bằng số tiền mà ngân hàng đã đưa ra quy định

4. Mở sổ tiết kiệm cần bao nhiêu tiền?

Còn tuỳ ngân hàng mà số tiền có thể khác nhau nhưng số tiền thường trong khoảng như:

+ Nếu làm sổ tiết kiệm truyền thống thì số tiền gửi phải từ 5 đến 10 triệu

+ Nếu mở sổ tiết kiệm online thì chỉ cần từ 1 triệu

5. Nên làm sổ tiết kiệm ngân hàng nào tốt nhất?

Theo thống kê về lãi suất và an toàn uy tín thì bạn có thể tham khảo các ngân hàng sau

Bấm vào đường link để xem chi tiết danh sách các Ngân Hàng gửi tiết kiệm với các kỳ hạn để so sánh lãi suất Ngân hàng nào cao nhất, đồng thời có chia thành 2 loại Gửi Tiết Kiệm Tại Quầy và Gửi Tiết Kiệm Online.

https://nganhangvn.net/so-sanh-lai-suat-tien-gui-cac-ngan-hang

6. Cách mở sổ tiết kiệm.

Hiện nay có 2 cách để bạn mở sổ tiết kiệm như sau:

Thủ tục mở sổ tiết kiệm tại quầy

  • Bước 1: Mang theo đầy đủ CMND/CCCD/hộ chiếu
  • Bước 2: Điền vào form đăng ký do nhân viên hướng dẫn đưa.
  • Bước 3: Đưa số tiền bạn gửi và tiến hành in sổ, đóng dấu ( kiểm tra kỹ các thủ tục và giấy tờ)
  • Bước 4: Nhận sổ tiết kiệm.

Thủ tục mở sổ tiết kiệm online

  • Bước 1: Mở tài khoản và vào mục đăng ký Internet Banking tại ngân hàng bạn muốn mở sổ tiết kiệm.
  • Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản Internet Banking mà bạn muốn mở sổ tiết kiệm.
  • Bước 3: Chọn vào Sổ tiết kiệm> Nhập số tiền gửi>Chọn kỳ hạn> Chọn thời hạn gửi
  • Bước 4: Ghi và xác nhận mã kiểm tra.
  • Bước 5: Nhập mã OTP mà bạn vừa được ngân hàng gửi về điện thoại
  • Bước 6: Giao dịch được hoàn tất

7. Cách gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm

Có 3 cách để gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm như sau:

  • Gửi thêm tiền tiết kiệm tại quầy giao dịch/ phòng hành chính của ngân hàng

Bạn trực tiếp đến chi nhánh/ văn phòng giao dịch của ngân hàng. Sau khi xuất trình các giấy tờ liên quan và thực hiện yêu cầu gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm thì nhân viên giao dịch sẽ hướng dẫn bạn một cách cụ thể cụ thể.

  • Gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm bằng hình thức Online

Bước 1:

Đăng nhập Internet Banking ở trang chủ của ngân hàng

Bước 2:

Vào tính năng chuyển khoản

Bước 3:

Vào danh sách những tài khoản bạn đã lưu

Bước 4:

Nhập số tiền bạn gửi thêm và ấn vào hoàn tất và bạn đã hoàn thành việc gửi thêm tiền vào ngân hàng

  • Gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm thông qua ATM

 Bước 1: Cho thẻ ATM đã thực hiện liên kết với tài khoản gửi tiết kiệm vào cây ATM.

 Bước 2: Chọn ngôn ngữ thích hợp và mã pin đăng nhập.

 Bước 3: Chọn tính năng chuyển khoản,sau đó điền số tài khoản của sổ tiết kiệm online tại mục thông tin tài khoản nhận tiền.

 Bước 4: Nhập số tiền muốn gửi thêm vào sổ tiết kiệm

 Bước 5: Nhận lại thẻ ATM và hoàn tất giao dịch.

8. Một số mẫu sổ tiết kiệm ( note: Ảnh chụp một số mẫu sổ tiết kiệm của các ngân hàng phổ biến)