Lãi suất ngân hàng SCB mới nhất, có nên đầu tư vào ngân hàng SCB
Mục lục [Ẩn]
- 1. Giới thiệu đôi nét về ngân hàng SCB
- 2. Tìm hiểu về gửi tiết kiệm ngân hàng SCB
- 3. Các sản phẩm chứng chỉ tiền gửi SCB
- 4. Lãi suất ngân hàng SCB mới nhất 2021
- 5. So sánh chứng chỉ tiền gửi SCB với hình thức huy động vốn khác
- 6. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm SCB
- 7. Có nên đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi SCB không?
1. Giới thiệu đôi nét về ngân hàng SCB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn chính thức được cấp giấy phép về việc thành lập và hoạt động vào ngày 26/12/2011 dựa trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).
Tuy nhiên, đến ngày 01/01/2012 Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) mới chính thức đi vào hoạt động. Đây được xem là một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của cả 3 ngân hàng, thay đổi toàn bộ quy mô tổng tài sản, nhân sự, công nghệ, mạng lưới chi nhánh…
Sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn khủng hoảng, SCB nhanh chóng trở thành ngân hàng có tiềm lực kinh tế vững mạnh. Việc cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng, áp dụng công nghệ hiện đại đã giúp SCB ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng.
Ngoài việc mang đến những giải pháp tài chính tối ưu, SCB còn là ngân hàng thu hút được nguồn vốn huy động tương đối lớn mỗi năm. Các gói gửi tiết kiệm SCB đa dạng các kỳ hạn, lãi suất cao nên được khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm gửi tiền SCB.
2. Tìm hiểu về gửi tiết kiệm ngân hàng SCB
SCB cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Trong đó, gửi tiết kiệm SCB được xem là sản phẩm chính được ngân hàng tập trung triển khai giúp khách hàng dễ dàng đầu tư, tích lũy khoản tiền nhàn rỗi.
Theo đó, khách hàng gửi khoản tiền vào ngân hàng SCB trong một khoảng thời gian nhất định, sau khi kết thúc thời gian đó khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền lãi kèm gốc. Sản phẩm gửi tiết kiệm SCB sẽ có những đặc điểm dưới đây:
-
Sản phẩm gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng SCB với các loại tiền như VND, USD, EUR và một số ngoại tệ khác.
-
Kỳ hạn gửi và hình thức lĩnh lãi khá linh hoạt, tối đa 60 tháng. Bên cạnh đó, còn tùy vào từng loại tiền gửi cũng như quy định của SCB theo từng giai đoạn.
-
Số tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng SCB tối thiểu từ 500.000 đồng hoặc 20 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị quy đổi tương đương.
-
Lãi suất gửi tiết kiệm SCB vô cùng hấp dẫn và cạnh tranh so với các ngân hàng trên thị trường.
-
Cách thức trả lãi linh hoạt, có thể lựa chọn lĩnh lãi trước, lĩnh lãi định kỳ và lĩnh lãi cuối kỳ, tùy theo nhu cầu của khách hàng.
3. Các sản phẩm chứng chỉ tiền gửi SCB
Hiện nay, ngân hàng SCB đang phát hành 3 loại chứng chỉ tiền gửi khác nhau. Cụ thể, đặc điểm của từng loại chứng chỉ tiền gửi như sau:
4. Lãi suất ngân hàng SCB mới nhất 2021
SCB tiếp tục triển khai linh hoạt nhiều hình thức lĩnh lãi khác nhau phù hợp với nhu cầu riêng của từng khách hàng: lĩnh lãi hàng năm (6,6% – 6,8%/năm), lĩnh lãi hàng quý (6,3% – 6,98%/năm), lĩnh lãi hàng 6 tháng (6,49% – 7,06%/năm), lĩnh lãi hàng tháng (3,89% – 6,94%/năm), lĩnh lãi trước (3,84% – 6,26%/năm).
Ngoài ra, ngân hàng SCB còn khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm Online. Hầu hết lãi suất ngân hàng SCB ở các kỳ hạn đều cao hơn so với gửi tiền tiết kiệm tại quầy. Để nắm rõ mức lãi suất tiền gửi SCB của từng hình thức, các bạn hãy theo dõi bảng dưới đây.
Bảng lãi suất tiền gửi tại quầy (VND)
Bảng lãi suất tiền gửi trực tuyến ( Online)
Bảng lãi suất tiền gửi tiết kiệm Phát Lộc Tài
Bảng lãi suất tiết kiệm sinh lời mỗi ngày
Lưu ý: Bảng lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo, ngân hàng có thể điều chỉnh tùy theo từng giai đoạn.
5. So sánh chứng chỉ tiền gửi SCB với hình thức huy động vốn khác
Để hiểu rõ hơn về chứng chỉ tiền gửi SCB, các bạn có thể so sánh với một số hình thức huy động vốn khác như:
Chứng chỉ tiền gửi với sổ tiết kiệm
Lãi suất chứng chỉ tiền gửi cao hơn và ổn định lãi suất gửi tiết kiệm.
Kỳ hạn gửi tiết kiệm có thể là 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 10 tháng, 12 tháng 18 tháng…nhưng kỳ hạn chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn ít và tương đối dài, ngắn nhất là 12 tháng.
Chứng chỉ tiền gửi không được rút trước hạn, nhưng được nhường quyền sở hữu, cho, tặng… sổ tiết kiệm thì có thể thanh khoản khi hết hạn hoặc trước hạn với phí chịu phạt thấp
Chứng chỉ tiền gửi với trái phiếu
Chứng chỉ tiền gửi an toàn hơn mua trái phiếu bởi nếu bạn mua trái phiếu thì phải chấp nhận rủi ro biến động của thị trường . Nếu mua trái phiếu của công ty, doanh nghiệp bị phá sản hoặc làm ăn không tốt thì sẽ tổn thất tiền.
Trong khi đó chứng chỉ tiền gửi là của ngân hàng thường có quy định rõ ràng, lãi suất không biến động trong suốt thời kỳ gửi.
6. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm SCB
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng hiện nay, trong đó có SCB đều có 2 hình thức gửi tiết kiệm là có kỳ hạn và không kỳ hạn. Tương ứng với hai hình thức gửi tiền này, cách tính lãi suất tiết kiệm khác nhau. Cụ thể là:
Công thức tính lãi suất có kỳ hạn
Khách hàng chỉ được phép rút tiền đã gửi sau khi hết kỳ hạn. Lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn cao hơn không kỳ hạn. Trong trường hợp khách hàng rút tiền trước hạn, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất không kỳ hạn.
Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm) / 12 x số tháng gửi .
Hoặc:
Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày gửi / 365.
Công thức tính lãi suất không kỳ hạn
Với hình thức gửi tiền này, khách hàng có thể rút tiền bất cứ khi não. Lãi suất tiết kiệm thường không cố định, phụ thuộc vào số ngày gửi thực tế. Bên cạnh đó, lãi suất gửi thấp hơn so với gửi tiền có kỳ hạn.
Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi / 365
7. Có nên đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi SCB không?
Trong vài năm trở lại đây, chứng chỉ tiền gửi được người xem như một kênh đầu tư mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế, không ít khách hàng đặt ra câu hỏi, có nên đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi SCB?
Theo đó, năm 2018 chứng chỉ tiền gửi SCB được vinh danh là “Sản phẩm tiền gửi của năm”. Như vậy có thể thấy đây, sản phẩm chứng chỉ tiền gửi SCB là thương hiệu uy tín, mang lại hiệu quả cao cho các cá nhân, tổ chức.
Sở dĩ, chứng chỉ tiền gửi SCB hấp dẫn khách hàng là bởi sản phẩm này có thể giải quyết 2 vấn đề, đó là lãi suất và thanh khoản. Khách hàng có thể dễ dàng chuyển nhượng cho người khác trong trường hợp cần tiền gấp. Điều này giúp khách hàng chủ động được nguồn tiền mà mình đang có.
Bên cạnh đó, lãi suất chứng chỉ tiền gửi SCB còn khá cạnh tranh so với hình thức gửi tiết kiệm thông thường cùng kỳ hạn. Để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về hình thức chứng chỉ tiền gửi SCB, chúng ta có thể lấy ví dụ cụ thể sau:
Giả sử, khách hàng có nhu cầu đầu tư chứng chỉ tiền gửi SCB. Khách hàng được phép tùy chọn tham gia 6 mệnh giá gồm 100 triệu đồng, 200 triệu đồng, 500 triệu đồng, 1 tỷ đồng, 2 tỷ đồng, 5 tỷ đồng.
Nếu khách hàng lựa chọn kỳ hạn 189 ngày, lĩnh lãi cuối kỳ thì mức lãi suất SCB đang áp dụng là 6,8% một năm. Đối với trường hợp sở hữu chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, khách hàng có thể tự do mua bán, cho, tặng, trao đổi…mà lãi suất vẫn cạnh tranh.
Như vậy, từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng chứng chỉ tiền gửi SCB là kênh đầu tư an toàn, mang đến hiệu quả cao cho các cá nhân, tổ chức. Nếu bạn đang muốn lựa chọn một kênh đầu tư an toàn mà vẫn sinh lời thì chứng chỉ tiền gửi SCB sẽ là một gợi ý không tồi.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc chứng chỉ tiền gửi SCB là gì, có nên đầu tư không của nhiều khách hàng. Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích giúp khách hàng đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.