Lãi suất chiết khấu là gì? Công thức tính lãi suất chiết khấu chuẩn nhất!
Mục lục [Ẩn]
- 1. Chiết khấu là gì?
- 2. Lãi suất chiết khấu là gì?
- 3. Ví dụ về lãi suất chiết khấu
- 4. Công thức tính lãi suất chiết khấu
- 5. Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất chiết khấu
- 5.1. Yếu tố lạm phát
- 5.2. Mức cung và cầu về tiền tệ trên thị trường
- 5.3. Các rủi ro của kỳ hạn của tín dụng
- 5.4. Các chính sách của chính phủ về tiền tệ
- 6. Tác động của lãi suất chiết khấu trong ngân hàng
- 7. Bài tập tính lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là từ được dùng rất rộng rãi trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay. Lãi suất chiết khấu chính là lãi suất cho các ngân hàng thương mại vay vốn của hệ thống ngân hàng Trung Ương. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, các yếu tố ảnh hưởng lãi suất chiết khấu, tác động của lãi suất chiết khấu và công thức tính lãi suất chiết khấu ra sao. Cùng Nganhangvn.net tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Chiết khấu là gì?
Chiết khấu (Discount) trong kinh doanh là mức giảm phần trăm trong giá niêm yết của các sản phẩm / dịch vụ của công ty. Nói một cách dễ hiểu, chiết khấu là các khoản phụ cấp hoặc giảm giá. Chiết khấu được thiết kế để lôi kéo người mua đặt hàng và sau đó trả tiền một cách kịp thời. Trong quá trình kinh doanh, chiết khấu có thể được coi là một khoản giảm trừ vào giá thành. Người bán khấu trừ khoản chiết khấu từ tổng hoặc tổng giá thành, và người mua có nghĩa vụ thanh toán số tiền ròng.
2. Lãi suất chiết khấu là gì?
- Lãi suất chiết khấu là lãi suất áp vào khoản tiền mà ngân hàng trung ương (ngân hàng Nhà nước) cho vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng thương mại. Một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh lượng tiền cung ứng là quy định lãi suất chiết khấu.
Lãi suất chiết khấu ký hiệu là gì?
Lãi suất chiết khấu thường ký hiệu là r có trong rất nhiều công thức tính toán chỉ số tài chính như NPV hay IRR.
3. Ví dụ về lãi suất chiết khấu
Một ngân hàng bị nghi là bên bờ vực sắp phá sản, có nhiều khoản nợ khó đòi dẫn đến khách hàng gửi tiền ở đây hoảng sợ, nhiều người đổ xô đến đây rút hết tiền mặt ra.
Để giúp ngân hàng vực dậy, Ngân hàng Nhà nước đã cho ngân hàng này vay với mức lãi suất hợp lý. Bằng cách đó, ngân hàng có thể chi trả cho người gửi tiền nhờ vốn xoay vòng.
4. Công thức tính lãi suất chiết khấu
Có 2 cách để tính lãi suất chiết khấu:
- Chi phí huy động vốn (funding cost)
Tính lãi suất chiết khấu bằng chi phí huy động vốn tức là tỷ lệ lợi tức người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án. Hiểu là chi phí sử dụng vốn, hay chi phí cơ hội của vốn chính là lãi suất chiết khấu.
Ví dụ: có thể tính lãi suất chiết khấu là 2% nếu bạn rút tiền tiết kiệm với lãi suất 2% để đầu tư
- Trung bình trọng số chi phí vốn (Weighted Average Cost of Capital - WACC)
WACC được gọi là chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp.
Theo đó, 2 nguồn gọi vốn chính của doanh nghiệp là:
- Vay thương mại: chi phí của khoản nợ (cost of debt) là lãi suất của khoản vay (1-tax)*lãi suất
- Vốn góp cổ đông: chi phí vốn cổ phần (cost of equity) là thu nhập mong muốn của cổ đông.
WACC được tính là chi phí sử dụng trung bình của hai nguồn vốn trên theo công thức:
WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D)
Trong đó:
- re: tỷ suất thu nhập mong muốn của cổ đông
- rD: lãi suất mong muốn của chủ nợ
- E: giá thị trường cổ phần của công ty
- D: giá thị trường nợ của công ty
- TC: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Mà tỷ suất mong muốn của cổ đông đc tính là
re = [Div0(1+g)/P0] + g
- P0 là giá cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm gốc
- Div0 là cổ tức của cổ phiếu doanh nghiệp tại thời điểm gốc
- g: tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của cổ tức.
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất chiết khấu
Mặc dù lãi suất chiết khấu do ngân hàng trung ương xác định nhưng trên thực tế có nhiều yếu tố tác động đến việc xác định lãi suất chiết khấu. Cụ thể bao gồm các yếu tố sau:
5.1. Yếu tố lạm phát
- Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và tiền tệ mất giá trị. Khi lạm phát gây ảnh hưởng xấu đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một nước. Trong đó có tác động đầu tiên lên lãi suất bao gồm cả lãi suất chiết khấu.
- Vì vậy muốn khôi phục nền kinh tế suy thoái các Ngân hàng trung ương thường có xu hướng kích thích tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng thương mại (nới lỏng tiền tệ) bằng cách giảm lãi suất. Ngược lại, các Ngân hàng trung ương thường tăng lãi suất chiết khấu để hạn chế khối lượng tín dụng đưa vào cung ứng cho nền kinh tế,kiềm chế lạm phát.
- Tóm lại, khi lạm phát giảm thì lãi suất chiết khấu cũng giảm. Ngược lại lạm phát dự tính tăng thì lãi suất chiết khấu cũng tăng.
5.2. Mức cung và cầu về tiền tệ trên thị trường
- Hình thành lãi suất chiết khấu thì đây là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp.
- Cung tiền tệ là tổng số tiền tệ được dùng để giao dịch thanh toán trên thị trường. Quyền kiểm soát mức cung tiền tệ nhằm có những điều tiết cụ thể để tiền có giá trị là quyền của chính phủ. Cầu tiền tệ gọi là nhu cầu về tiền tệ của cá nhân, đơn vị, tổ chức,... để làm phương thức mua bán, trao đổi, giao dịch,...
- Mối liên hệ giữa mức cung cầu tiền tệ và lãi suất chiết khấu là tỉ lệ nghịch với nhau. Nếu mức cung tiền tệ giảm so với mức cầu tiền tệ thì lãi suất bị tăng và ngược lại.
5.3. Các rủi ro của kỳ hạn của tín dụng
- Kỳ hạn của tín dụng ngắn hơn sẽ có ít nguy cơ vỡ nợ, tiếp xúc với lạm phát hơn so với các kỳ hạn tín dụng dài hơn. Yếu tố này cũng ảnh hưởng không ít đến sự tăng giảm của lãi suất chiết khấu.
5.4. Các chính sách của chính phủ về tiền tệ
- Các chính sách của chính phủ về tiền tệ đều có ảnh hưởng đến mức lãi suất chiết khấu một cách trực tiếp hay gián tiếp do Chính phủ- nơi cung ứng tiền tệ đồng thời các Ngân hàng Trung ương vừa là nơi thực hiện nhiệm vụ chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia.
- Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách để điều chỉnh và ổn định nền kinh tế nhờ các công cụ lãi suất, Lãi suất tăng thì nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm, khi đó Ngân hàng Trung ương sẽ giảm lãi suất chiết khấu cho các ngân hàng thương mại và ngược lại.
6. Tác động của lãi suất chiết khấu trong ngân hàng
- Đối với Ngân hàng thương mại
Ngân hàng trung ương quy định mức lãi chiết khấu nên nó mang đến những tác động lớn đối với các ngân hàng thương mại. Trong khi đó các ngân hàng luôn theo dõi, cập nhật kịp thời mức lãi chiết khấu. Đúng hơn lãi chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt của ngân hàng, giúp các ngân hàng thương mại quyết định nên giảm hay tăng tỷ lệ dự trữ.
Cụ thể các ngân hàng thương mại sẽ so sánh lãi chiết khấu và lãi thị trường với nhau. Nếu lãi chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường thì ngân hàng sẽ không thể để tỷ lệ tiền dự trữ quá thấp, tránh tỷ lệ tiền dự trữ chạm mốc an toàn. Đặc biệt để đảm bảo không xảy ra rủi ro khi khách hàng rút tiền, ngân hàng còn có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ.
Ngược lại nếu lãi chiết khấu bằng hay thấp hơn lãi suất thị trường thì ngân hàng sẽ có thể thoải mái cho vay. Chỉ cần đảm bảo ở mức tỷ lệ an toàn tối thiểu là được. Do lúc này nếu thiếu tiền mặt ngân hàng hoàn toàn có thể vay từ ngân hàng nhà nước. Mức lãi suất ngân hàng được hưởng sẽ không gây ra thiệt hại nào.
- Đối với Ngân hàng Trung ương
Lãi suất chiết khấu ảnh hưởng đến các ngân hàng thương mại là điều tất nhiên. Tuy vậy nó còn là công cụ hữu hiệu của ngân hàng nhà nước.
Nghĩa là ngân hàng trung ương sẽ quy định lãi chiết khấu để điều tiết cung tiền. Theo đó nếu giảm lãi cho vay là ngân hàng muốn tăng lượng cung tiền và ngược lại tăng lãi chiết khấu nếu ngân hàng muốn giảm lượng cung tiền.
Đơn giản do khi lãi chiết khấu tăng thì ngân hàng thương mại sẽ giảm cho vay.
7. Bài tập tính lãi suất chiết khấu
Vào ngày 10/04/2011, khách hàng tới ngân hàng OCB xin chiết khấu loại chứng từ có giá:
- Trái phiếu Chính phủ với mệnh giá là 500 triệu đồng cùng kỳ hạn 5 năm, được phát hành 15/02/2008 với mức hưởng lãi hằng năm là 10%. Hãy xác định số tiền mà khách hàng có thể nhận được khi chiết khấu hết loại chứng từ trên. Biết rằng OCB sử dụng mức hoa hồng 0,7% trên mệnh giá chứng từ. Đồng thời nhận chiết khấu và lãi suất chiết khấu 16%/năm và khách hàng đã nhận lãi trái phiếu mỗi năm khi tới thời hạn.
Tính chiết khấu :
- Ngày phát hành là ngày 15/02/2008 và ngày đáo hạn là 15/02/2013.
- Ngày chiết khấu là ngày 10/04/2011.
- Trị giá nhận chiết khấu sẽ gồm: trái phiếu có mệnh giá là 500 triệu đồng.
- Lãi nhận vào ngày 15/02/2012 là: 500 x 10% = 50 triệu đồng.
- Lãi nhận vào ngày 15/02/2013 là: 500 x 10% = 50 triệu đồng.
- Tổng trị giá nhận chiết khấu là: 500 + 50 + 50 = 600 triệu đồng.
- Từ 10/4/2011 đến ngày 15/02/2013 thời hạn chiết khấu là khoảng 677 ngày.
- Lãi chiết khấu ngân hàng hưởng là: 600 x 677 x 16%/360 = 180,53 triệu đồng.
- Hoa hồng phí là: 500 x 0,7% = 3,5 triệu đồng.
- Số tiền khách hàng sẽ có thể nhận được: 600 – 180,53 – 3,5 = 415,97 triệu đồng.
Như vậy, bài viết này đã giúp các bạn nắm được hơn về lãi suất chiết khấu là gì?, các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu và giải đáp được một số thắc mắc liên quan đến chiết khấu.
Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh tốt và phát triển hơn nhờ hiểu rõ về lãi suất chiết khấu.
Bình luận
Tin liên quan

Lãi suất ngân hàng SCB mới nhất, có nên đầu tư vào ngân hàng SCB
25/10/21 trong Tin tức Blog Tỷ Giá