Bạch kim là gì? Cách phân biệt bạch kim và vàng trắng

186
Bạch kim là một kim loại quý hiếm màu xám trắng, đặc dẻo, dễ uốn. Đây là chất liệu được sử dụng để làm trang sức thuộc dòng “trang sức quý tộc” vô cùng đắt giá.

1. Bạch kim là gì?

Bạch kim là một kim loại quý hiếm màu xám trắng, đặc dẻo, dễ uốn. Đây là chất liệu được sử dụng để làm trang sức thuộc dòng “trang sức quý tộc” vô cùng đắt giá.

 

Bạch kim còn được gọi là Platin có ký hiệu là “Pt”. Bạch kim ở dạng tinh khiết và không bị oxy hóa ở bất cứ nhiệt độ nào.

 

Tuy nhiên bạch kim có thể bị ăn mòn bởi các halogen, sunfua, lưu huỳnh và dung dịch kiềm ăn da. Platin không hòa tan trong axit clohiđric và axit nitric, nhưng tan trong nước cường toan. Vì vậy nó được xem là một kim loại quý hiếm.

2. Một số đặc tính nổi bật và phân bố của bạch kim

Platin ở dạng tinh khiết có màu trắng bạc, sáng bóng, đặc dẻo và dễ uốn. Platin không bị oxy hóa ở bất kỳ môi trường nhiệt nào và ít bị mài mòn hay còn gọi là có tính trơ. Platin cũng  khó bị ăn mòn và có tính dẫn điện. Platin chỉ tan trong nước cường toan và một số dung dịch Halogen xianua, không tan trong axit.

 

Platin không bị oxy hóa ở bất kỳ môi trường nhiệt nào và ít bị mài mòn.

Platin không bị oxy hóa ở bất kỳ môi trường nhiệt nào và ít bị mài mòn.

 

Platin là một trong những nguyên tố hiếm nhất trong vỏ trái đất với mật độ phân bố trung bình vào khoảng 0,005mg/kg. Hiện nay, 80% trữ lượng Platin trên thế giới được phân bố chủ yếu ở Nam Phi, tại các quặng Niken và đồng. Sản lượng khai thác một năm cũng chỉ vào khoảng vài trăm tấn nên có thể nói Pltatin rất quý hiếm và có giá trị cao. Ngoài ra, Platin cũng tồn tại với mật độ phân bố lớn ở Mặt Trăng và các thiên thạch. Các nhà khoa học đã từng tìm thấy rất nhiều Platin tại những nơi sao băng va chạm trên Trái đất.

 

Nam Phi là mỏ Platin lớn nhất thế giới hiện nay.

Nam Phi là mỏ Platin lớn nhất thế giới hiện nay.

3. Cách nhận biết bạch kim

Trên thị trường hiện nay bạn sẽ rất khó để tìm thấy những món đồ trang sức với thành phần bạch kim nguyên chất, bởi vì trang sức bạch kim hầu hết được pha trộn với những kim loại khác trong quá trình chế tác.

 

Nhưng không bởi vì thế mà trang sức mất đi giá trị, tỷ lệ bạch kim nguyên chất trong trang sức càng cao thì chúng càng đắt tiền, tỷ lệ này thường được kí hiệu trên trang sức:

 

  • 950 Plat hay 950 Pt: Thành phần có 95% là bạch kim nguyên chất và 5% là các kim loại, hợp kim khác.
  • 900 Plat hay 900Pt: Thành phần có 90% là bạch kim nguyên chất và 10% là các kim loại, hợp kim khác.
  • 850 Plat hay 850Pt: Thành phần có 85% là bạch kim nguyên chất và 15% là các kim loại, hợp kim khác.
  • 800 Pt. 200 Pd: Thành phần có 80% là bạch kim nguyên chất và 20% là paladi.
  • Không có ký hiệu bạch kim thì trong thành phần đã có ít hơn 50% bạch kim nguyên chất.

 

Hầu hết các món đồ trang sức được làm từ bạch kim hiện nay thường có độ tinh khiết cao để tăng giá trị, độ nguyên chất thường thấy trong khoảng 85% đến 95% bạch kim nguyên chất. Tuy nhiên trong thực tế các loại trang sức có thành phần bạch kim nguyên chất dưới 80% thì không được xem là trang sức bạch kim.

4. Ứng dụng của bạch kim

Bạch kim được biết đến nhiều nhất là chất liệu cho ngành chế tác trang sức. Do những đặc tính nổi trội như độ sáng bóng cao, khó bị mài mòn và đặc biệt là tính đặc dẻo nên. Cũng do sự khan hiếm mà trang sức được làm bạch kim thường có giá thành đắt đỏ.

 

Nhờ có tính dẫn điện ổn định mà bạch kim được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp. Nó được sử dụng làm chất xúc tác, trang thiết bị trong phòng thí nghiệm, thiết bị điện báo, các điện cực, nhiệt kế điện trở bạch kim, thiết bị nha khoa… Platin kết hợp với Cobalt tạo ra nam châm vĩnh cửu. Nam châm được sử dụng trong các dụng cụ y tế, máy móc, đồng hồ và nhiều các thiết bị khác nữa. Một số hợp chất của Platin, đặc biệt là Cisplatin được dùng trong hóa trị liệu chống lại một số loại ung thư. Theo thống kế, hiện nay có khoảng 50% bệnh nhân điều trị ung thư đang sử dụng các loại thuốc có chứa Platin. Platin cũng được sử dụng trong máy trợ tim, chụp răng giả và các thiết bị khác sử dụng trong cơ thể con người vì nó không thể bị ăn mòn từ các dịch chất trong cơ thể và ít phản ứng với các chức năng cơ thể.

5. Bạch kim có phải là vàng trắng không

Có không ít người đến bây giờ vẫn bị nhầm tưởng và tự đặt ra thắc mắc Bạch kim có phải vàng trắng không? Đây là một sự nhầm lẫn vô cùng nghiêm trọng, bởi Bạch kim không phải vàng trắng. Đây là hai loại kim loại hoàn toàn khác nhau về bản chất.

 

Mặc dù Bạch kim và vàng trắng đều là kim loại ánh kim sáng trắng, tuy nhiên nếu xét về độ bền, cách bảo quản cũng như giá cả thì hoàn toàn khác nhau. Sau một thời gian tiếp xúc với tự nhiên, vàng trắng sẽ bị ngả vàng, còn Bạch kim thì không. 

 

Đối với những trang sức được làm từ Bạch Kim như nhẫn, dây chuyền, bông tai…là những trang sức được sử dụng chất liệu Bạch kim nguyên chất, không pha tạp từ bất cứ kim loại nào khác.  

 

Đối với những trang sức được làm từ vàng trắng thì thường sẽ pha thêm một số kim loại quý khác như Paladi, Kiken, Platin…Sau đó, để tạo độ sáng bóng, người ta sẽ phủ lên một lớp kim loại Rhodium.

 

Chính vì vậy, Bạch Kim không phải là vàng trắng. Nếu bạn đang bị lầm tưởng Vàng trắng và Bạch Kim là một thì đây là một suy nghĩ sai lầm. Bạn cần tìm hiểu cách phân biệt để mua được đúng sản phẩm mà mình cần. 

 

6. Cách phân biệt bạch kim và vàng trắng

Chính vì vàng trắng và bạch kim có màu sắc ánh kim sáng trắng, nên rất khó phân biệt. Để phân biệt được, bạn có thể dựa vào các đặc tính sau:

 

Về màu sắc

Bạch kim sở hữu ánh kim sáng trắng tự nhiên, sáng bóng khi dùng làm trang sức không phải mạ thêm bất kỳ kim loại nào. Sau một khoảng thời gian sử dụng bạch kim vẫn có thể giữ được màu sắc như bạn đầu. Chính vì vậy bạch kim được xưng là “nữ hoàng kim loại”.

 

Còn vàng trắng bản chất là chất liệu vàng có màu trắng ngà. Sở dĩ những trang sức được làm ra có màu trắng sáng như bạch kim bởi, qua quá trình chế tác độ vàng của vàng trắng mất đi. Hơn hết là trang sức làm từ vàng trắng được phủ một lớp Rhodium - kim loại quý hơn vàng, để tạo được màu trắng sáng cho sản phẩm. 

 

Chính vì vậy khi sử dụng một thời gian lớp Rhodium dần mất đi khiến màu sắc và độ bóng cũng mất đi, muốn độ trắng sáng trở lại thì cần phải xi mạ lại để giữ được vẻ trắng sáng như ban đầu cho trang sức.

 

Về độ bền

Về độ bền thì bạch kim cũng là kim loại có độ bền cao hơn vàng trắng, bạch kim không bị oxy hóa, không bị tan trong axit, có khả năng chống ăn mòn cao và chịu nhiệt tốt ở khoảng gần 1.800 độ C.

 

Trong khi đó vàng trắng là vàng nguyên chất được kết hợp từ các kim loại màu trắng khác. Vì vậy khi gặp hóa chất mạnh vàng trắng có thể bị tan trong axit và bị ăn mòn. Vàng trắng chỉ có thể chịu được ở nhiệt độ khoảng 1000 độ C.

 

Ngoài ra, những trang sức được làm bằng bạch kim có khối lượng cao hơn khoảng 50% so với nhẫn vàng trắng vì độ tinh chất cao, tỷ trọng lớn.

 

Những trang sức chế tác từ bạch kim cũng ít bị méo, biến dạng theo thời gian do va đập hơn vàng trắng vì bạch kim cứng hơn vàng trắng.

 

Về khả năng chế tác

Đối với những trang sức được chế tác từ bạch kim thì sẽ tốn công sức hơn một chút so với vàng trắng. Bởi bạch kim có tính chống ăn mòn cao, tỷ trọng lớn nên khá khó để chế tác được một sản phẩm phức tạp.

 

Để thiết kế được một trang sức bằng bạch kim tối giản, nhẹ nhàng mà đường nét họa tiết sắc nét, uyển chuyển và tinh tế thì cần đòi hỏi thợ kim hoàn phải hết sức lành nghề, chế tác công phu, khéo léo và có nhiều thời gian để mài giũa, trau chuốt cho sản phẩm.

 

Vàng trắng thì có thể dễ dàng chế tác sản phẩm với những chi tiết đường nét cầu kỳ hơn bạch kim. Bởi vàng trắng có độ mềm dẻo cao. Điều này khiến trang sức vàng trắng thường được chế tác với số lượng lớn, nhưng nếu không được trau chuốt kỹ lưỡng, cẩn thận thì sản phẩm sẽ không đạt đủ các tiêu chuẩn của trang sức cao cấp.

7. Có nên mua trang sức bạch kim không?

Trang sức làm từ bạch kim đặc biệt đắt đỏ so với vàng, vì rất nhiều lý do chúng vẫn được ưa chuộng và là quyết định hàng đầu đối trang sức kim cương hay nhẫn cưới.Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do màu sắc trắng mịn tự nhiên không bị phai mờ theo thời gian, màu trắng sáng làm nổi bật cho kim cương khiến chúng trở nên rực rỡ hơn bao giờ.

 

Màu trắng này có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với vàng trắng tuy nhiên bạn cần biết răng màu trắng của bạch kim không bao giờ thay đổi và không bị ảnh hưởng bởi hóa chất. Trong khi đó vàng trắng thì chắc chắn sẽ phai màu theo thời gian và cần được mạ thường xuyên để bảo vệ lớp phủ, đồng thời vàng trắng bị ảnh hưởng bởi quá trình oxy hóa và dễ bị tác dụng bởi hóa chất.

8. Cách bảo quản Bạch kim và Vàng trắng

Để những món đồ trang sức Vàng trắng và Bạch Kim luôn sáng đẹp, các bạn cần lưu ý đến cách sử dụng cũng như bảo quản. Cụ thể:

 

  • Hạn chế đeo trang sức khi hoạt động thể thao ra mồ hôi.
  • Tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa, chất hóa học khiến trang sức bị xuống màu.
  • Khi không sử dụng, bạn nên cất giữ cẩn thận trong hộp và đặt nơi khô ráo.
  • Thường xuyên vệ sinh trang sức bằng nước ấm pha với sữa tắm hoặc dầu gội trẻ em ngâm trong vòng 30 phút. Sau đó lau sạch lại vàng khăn khô và đánh bóng lại bằng vải nỉ.

 

Bình luận


Tin liên quan